Agrégateur de contenus

null Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngộ độc thực phẩm nếu không biết cách phòng ngừa thì rất dễ xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bị mắc phải, đặc biệt vào dịp Tết nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm là rất cao. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm là vô cùng cần thiết

Đoàn liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra các cơ sở

Để thực hiện biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm đúng cách, chúng ta cần chú ý thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, chọn mua thực phẩm: Trong quá trình chọn lựa các loại thực phẩm để tiêu thụ trong gia đình, đặc biệt là các loại hải sản, rau và hoa quả tươi,... chúng ta cần tuyệt đối cẩn thận và lưu ý. Theo đó, nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng kèm với chất lượng đảm bảo. Ví dụ cụ thể như sau:

- Rau củ quả: chọn loại tươi, còn nguyên, không có tình trạng hư thối hay dập nát.

- Thịt, cá, tôm: chọn loại tươi, không có mùi lạ, mùi hôi hoặc mùi bị ôi thiu.

- Thực phẩm đóng hộp hay đóng gói sẵn: chọn sản phẩm rõ ràng về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, nhà phân phối và thành phần. Tránh chọn loại có phần vỏ bị hư hỏng, biến dạng.

Thứ hai, bảo quản thực phẩm đúng cách: Mỗi loại thực phẩm sẽ có một cách bảo quản khác nhau.

- Nếu có tủ lạnh, chúng ta cần ghi nhớ những điều sau:

+ Cất giữ thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản. Khi muốn ăn, thì cần hâm kỹ lại trước khi dùng nhưng không được để trong tủ lạnh với thời gian quá lâu.

+ Nhiệt độ bảo quản phải thích hợp.

+ Áp dụng cách bảo quản phù hợp với mỗi loại thực phẩm riêng: Thịt cá tươi thì rửa sạch cất vào ngăn đông; các loại rau củ thì bọc kín trong những túi riêng biệt rồi cất giữ trong ngăn đựng rau củ của tủ lạnh.

+ Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên.

- Trong trường hợp không có tủ lạnh, có thể cho vào túi nilon hoặc hộp sạch, sau đó ngâm vào chậu nước lạnh để bảo quản.

Thứ ba, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một việc làm cần thiết. Muốn như vậy, chúng ta  cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn cũng như trước và sau khi dùng bữa. Đồng thời, các dụng cụ và đồ dùng được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm cũng cần được vệ sinh kỹ.

Và cuối cùng, cẩn thận khi đi ăn ở ngoài: Với cách phòng tránh này, chúng ta cần quan sát địa điểm lựa chọn để ăn, uống để xem nơi đó có được vệ sinh sạch sẽ hay không, nhân viên và những người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm có được trang bị bảo hộ lao động như: khẩu trang, tạp về, đồng phục tươm tất hay không, khu vực chế biến có ẩm thấp, có ứ đọng nước và có nhiều côn trùng hay không, khi thưởng thức thực phẩm có cảm thấy ôi thiêu hay có mùi, màu sắc khác lạ hay không, nếu được thì nên chú ý quan sát thêm nguyên liệu chế biến thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hay không.

Chúng ta hãy nhớ rằng, sức khỏe là chìa khóa của sự thành công. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe là bảo vệ cuộc sống tươi đẹp của mỗi chúng ta./.

            Minh Tránh - Minh Trí