Contentverzamelaar

null Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và tự chủ nguồn nguyên liệu địa phương

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và tự chủ nguồn nguyên liệu địa phương

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Chương trình đã góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân.

Trong năm qua, Ủy ban nhân dân xã Định Yên đã hỗ trợ các hộ doanh nghiệp trên địa bàn xã tham gia quy trình công nhận sản phẩm OCOP được đánh giá 3 sao trong đó tiêu biểu như: Trà Phương Anh, Hộ kinh doanh sản xuất trà Khang Thịnh, Trà Atiso Minh Trí,...

Phân loại các sản phẩm OCOP Hộ kinh doanh sản xuất trà Khang Thịnh

Cùng với việc đánh giá phân hạng sản phẩm, công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm OCOP cũng được các hộ kinh doanh đẩy mạnh triển khai. Về phần mình, các chủ thể OCOP phải luôn có sự cải tiến sản phẩm, phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về sản phẩm OCOP cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng của chương trình OCOP, góp phần đẩy mạnh kinh tế nông thôn bền vững và bảo vệ môi trường.

Song, thực tế cho thấy, nhu cầu thị trường đối với các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP là rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu ổn định để đảm bảo nguồn cung sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Đoàn công tác tham quan vùng nguyên liệu sản xuất hộ kinh doanh sản xuất trà Khang Thịnh

Được thành lập hơn 5 năm Hộ kinh doanh sản xuất trà Khang Thịnh hiện có hơn 3ha vùng nguyên liệu với sản phẩm: trà mãng cầu đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, ngoài ra còn có trà cỏ ngọt, trà mãng cầu, trạ xạ đen an xoa, trà bồ công anh, trà đậu đen xanh lòng, trà khổ qua rừng, trà dây thìa canh, trà lá vối, trà hoa đu đủ đực, trà búp ổi,.. Từ khi hình thành được vùng nguyên liệu đã giúp thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, tạo điều kiện để nâng cao quy trình kỹ thuật, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất.

Bà Trương Thị Hồng Phượng cho biết: “Việc phát triển vùng nguyên liệu, vùng trồng tập trung, chuyên canh đã giúp cho Phượng tạo ra số lượng sản phẩm lớn hơn, chất lượng đồng đều hơn, song việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt thông qua các hợp đồng còn thấp. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong muốn các cấp, ngành và địa phương quan tâm, tạo điều kiện để sản phẩm có được đầu ra ổn định. Đồng thời, phổ biến các tiêu chí, tiêu chuẩn để đưa sản phẩm vào hệ thống Siêu thị, các khu du lịch…. trong và ngoài tỉnh, góp phần bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng phục vụ người tiêu dùng./.

Bảo Toàn