Xuất bản thông tin

null Tọa đàm Liên kết sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến tiêu thụ khoai môn

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Tọa đàm Liên kết sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến tiêu thụ khoai môn

Sáng ngày 01/12/2020, tại Trung tâm Học tập Cộng đồng xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Huyện tổ chức buổi Tọa đàm liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ khoai môn, quy trình sơ chế bảo quản và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ khoai môn, đến dự có ông Trần Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng             Kinh tế - Hạ tầng huyện, Tiến sĩ Phan Thị Thanh Quế, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ và gần 70 bà con nông dân đang canh tác khoai môn trên địa bàn các xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Hội An Đông và Tân Mỹ cùng các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.

Mở đầu buổi tọa đàm, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện đã trình bày thực trạng và định hướng phát triển ngành hàng khoai môn trên địa bàn huyện, theo đó toàn huyện hiện có 1.344ha diện tích canh tác khoai môn, tập trung ở 04 xã ven sông Tiền là xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B, Hội An Đông và Tân Mỹ. Tuy nhiên ngành hàng khoai môn của huyện vẫn đang gặp khó về sản xuất còn manh mún, diện tích trồng chưa rãi vụ đảm bảo nguồn cung ổn định để liên kết trong tiêu thụ; cách thu hoạch, bảo quản, sơ chế và chế biến đa dạng hóa sản phẩm khoai môn chưa được chú trọng;… hướng tới Ngành nông nghiệp huyện tiếp tục tuyên truyền vận động nông dân tham gia sản xuất khoai theo hướng an toàn và liên kết với nhau sản xuất rãi vụ để đảm bảo nguồn cung tạo đầu ra ổn định cho khoai môn huyện nhà.

Tại đây, tiến sĩ Phan Thị Thanh Quế, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ đã chia sẽ một số thông tin về cách thu hoạch, bảo quản, sơ chế và chế biến đa dạng hóa sản phẩm khoai môn và cung cấp cho các đại biểu một số quy trình sơ chế, bảo quản các sản phẩm làm từ khoai môn như: bột khoai môn, sữa khoai môn tiệt trùng, sữa chua khoai môn, chế biến chip khoai môn.

Trong phần Tọa đàm các diễn giả và bà con nông dân đã cùng nhau trao đổi, làm rõ các vấn đề về khâu liên kết tiêu thụ; kỹ thuật chọn giống và bảo quản khoai giống để hạn chế hao hụt và trồng đạt năng suất; chuyển giao công nghệ, quy trình làm các sản phẩm từ khoai môn;…

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và phòng Kinh tế - Hạ tầng liên hệ với trường Đại học Cần Thơ tìm giải pháp để có nguồn khoai giống an toàn, chất lượng, đồng thời tham mưu UBND Huyện phối hợp với trường Đại học Cần Thơ để tiếp nhận, chuyển giao khoa học công nghệ để ứng dụng những quy trình sản xuất các sản phẩm từ khoai môn về áp dụng ở địa phương; riêng Phòng Kinh tế - Hạ tầng tiếp tục tìm kiếm liên kết tiêu thụ khoai ổn định trong thời gian tới, qua đây cũng rất cần sự phối hợp, liên kết giữa bà con nông dân với chính quyền và giữa nông dân với nông dân trong thực hiện sản xuất khoai môn theo hướng an toàn và sản xuất rãi vụ để cây khoai môn Lấp Vò phát triển bền vững, góp phần thực hiện tốt đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương./.

Minh Thư