Xuất bản thông tin

null Lấp Vò: Chuyển đổi khai thác nước ngầm sang nước mặt

Chi tiết bài viết Tin hoạt động

Lấp Vò: Chuyển đổi khai thác nước ngầm sang nước mặt

Theo Kế hoạch số 305/KH-UBND, ngày 28/11/2017 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc lộ trình hạn chế cấp phép khai thác nước dưới đất trong các khu, cụm công nghiệp, khu vực ven sông Tiền, ven sông Hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Để thực hiện vấn đề này các nhà đầu tư trên địa bàn huyện Lấp Vò đã dần chuyển đổi và đầu tư các nhà máy khai thác nước mặt với công suất lớn.

Trạm cấp nước mặt Hưng Thịnh đã được Công ty TNHH cấp nước Long Hậu triển khai xây dựng trên diện tích 4.000 m2, tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, với công suất 12.000 m3/ngày đêm, tổng kinh phí đầu tư trên 33 tỷ đồng và đến nay nhà máy đã được khánh thành đưa vào khai thác, theo chủ đầu tư đây là nhà máy cung cấp nước mặt hiện đại, với trang thiết bị được nhập khẩu trên 40 %, hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động và sau khi xử lý cho ra nước đạt chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.Ông Nguyễn Đình Luân, Chủ tịch HĐQT Công ty cấp nước Long Hậu  biết thêm: Theo chủ trương của UBND tỉnh thì tiến tới hạn chế khai thác nước ngầm để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam, thì các đơn vị công ty cấp nước Long Hậu từ trước đến giờ khai thác và chủ lực là khai thác nước ngầm, để mà phục vụ cho người dân, trong đó gần 13 các trạm cấp nước, thì để hưởng ứng chương trình này thì  Công ty cấp nước Long Hậu đã tiến hành đầu tư xây dựng một  nhà máy nước mặt, khai thác nước mặt hoàn toàn mặt hết, trên đoạn song xáng Lấp Vò, thì nhà máy nước mặt này được đầu tư khoảng trên 33 tỷ”.

Trạm cấp nước mặt Hưng Thịnh, với hệ thống khai thác hoàn toàn tự động   và cho chất lượng nước đạt chuẩn của Bộ y tế

Năm 2019 Công ty CP Cấp nước Môi trường đô thị tỉnh Đồng Tháp, cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt Bình Thành - Chi nhánh số 5, có công suất là 2.500 m3/ngày đêm (giai đoạn 1), với các thiết bị đầu tư hiện đại trong việc xử lý nước mặt đạt tiêu chuẩn khi cung cấp đến hộ dân sử dụng và hiện nhà máy đã hoàn thành đưa vào khai thác vào tháng 7/2020, phục vụ cho trên 4.500 hộ dân sử dụng nước sạch tại: thị trấn Lấp Vò, xã Bình Thạnh Trung, Bình Thành và Định An. Ông Trịnh Bình Điền, Trưởng Trạm cấp nước Lấp Vò Nam sông Tiền thông tin thêm:Trong thời gian tới, để chuyển đổi thực hiện vấn đề cung cấp nước sạch đủ cho người dân, nhất là áp lực cũng như lưu lượng, sau khi nhà máy nước sạch đưa vào hoạt động, công ty cũng định hướng sẽ phát triển một số tuyến ống, đồng thời nâng cấp một số tuyến đường lúc trước có đường kính nhỏ, nâng cấp lên để đủ áp lực, lưu lượng cho bà con ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Nhà máy nước mặt Bình Thành - Chi nhánh số 5, cũng đưa vào hoạt động vào tháng 7/2020

Để cho các Trạm cấp nước nhỏ lẻ thuận tiện trong việc chuyển đổi từ khai thác nước ngầm sang nước mặt, ngành chuyên môn cũng đã có kế hoạch tham mưu UBND huyện thực hiện vấn đề này, nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chuyển đổi. Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò có 42 trạm cấp nước, bao gồm 04 trạm
cấp nước mặt và 38 trạm cấp nước ngầm, trong đó có 03 trạm cấp nước ngầm đã
ngưng hoạt  động. Ông Hồ Tấn Vũ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lấp Vò cho biết:“Đối với huyện Lấp Vò cũng đã kêu gọi và chọn 3 nhà đầu tư lớn để xây  dựng ở nhà máy nước và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện. Thì theo dự kiến trong năm 2020, thì 3 nhà máy nước mặt này sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động phục vụ và thay thế cho các trạm cấp nước ngầm nhỏ lẻ theo chủ trương của tỉnh. Thì đối với các trạm cấp nước ngầm sẽ tạm dừng cấp phép  khai thác sau năm 2020”. Trong thời gian qua việc chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt, đã được Huyện triển khai đồng bộ theo đúng lộ trình và kế hoạch đề ra, qua đó góp phần đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân nhất là người dân khu vực nông thôn, phấn đấu đến cuối năm 2020 thì tỷ lệ hộ dùng nước sạch nông thông của huyện  đạt trên 98 %./.

Đăng Khoa